Trong bối cảnh thế giới sau đại dịch, điều quan trọng là phải xác định các lĩnh vực phù hợp để xây dựng năng lực cho các MSME cần giải quyết thông qua các hành động ngắn hạn và các chiến lược dài hạn. Các kế hoạch thực hiện dài hạn phải thúc đẩy sự tăng trưởng toàn diện sau đại dịch và hỗ trợ các doanh nhân nữ và doanh nhân trẻ, cũng như cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số, đảm bảo cơ hội tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ và nguồn tài chính, và cuối cùng là khuyến khích các MSME chuyển từ định hướng trong nước sang định hướng quốc tế nhiều hơn bằng cách tăng cường khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu của họ.
Bộ công cụ này đã tập trung vào sáu lĩnh vực chuyên đề trọng tâm chính. Các khuyến nghị chung của Chương trình Đối tác trong từng lĩnh vực chuyên đề như sau:
Thúc đẩy tăng trưởng toàn diện sau đại dịch:
Đối thoại xã hội giữa các chính phủ, MSME và các bên liên quan chính khác là rất quan trọng để đạt được biện pháp ứng phó toàn diện và các lộ trình phục hồi bền vững. Các chính phủ phải đảm bảo giải quyết các nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ theo nhu cầu đa dạng của họ (như quy mô doanh nghiệp, giới tính và độ tuổi của chủ doanh nghiệp) thông qua việc giám sát và đánh giá các kế hoạch hành động là một phần của quá trình phục hồi kinh tế dài hạn.
Hỗ trợ các nữ doanh nhân và doanh nhân trẻ:
Cần giải quyết các rào cản mang tính hệ thống hạn chế việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ và giới trẻ để tối đa hóa tiềm năng kinh tế của họ, trong cả môi trường chính thức và không chính thức, thông qua việc nâng cao năng lực hơn nữa, thúc đẩy mạng lưới tri thức và thu thập dữ liệu riêng.
Hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số cho các MSME:
Các nhà hoạch định chính sách phải đánh giá thêm những nỗ lực hiện có của các MSME để đưa chiến lược kỹ thuật số vào mô hình kinh doanh của họ và cung cấp thêm dịch vụ hỗ trợ để chuyển đổi số hóa một cách phù hợp.
Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn vốn:
Các chính phủ phải làm cho khả năng tiếp cận tài chính và các cơ chế tài trợ khác trở nên phổ biến và dễ tiếp cận, cũng như hướng đến các nhu cầu riêng biệt của các MSME và chủ doanh nghiệp (như theo quy mô doanh nghiệp, ngành, giới tính và độ tuổi), có thể được đánh giá thông qua việc thu thập dữ liệu.
Đảm bảo khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ cho MSME:
Các chính phủ được khuyến khích đầu tư nhiều nguồn lực hơn vào việc tiếp thị và phân phối thông tin về các chương trình và dịch vụ hỗ trợ MSME, để đảm bảo những thông tin chi tiết về các nguồn lực này được phổ biến đến các chủ doanh nghiệp, đặc biệt là phụ nữ và giới trẻ.
Khuyến khích tiếp cận thị trường rộng hơn:
Chính phủ cần khuyến khích mở rộng thị trường ra nước ngoài đối với các chủ doanh nghiệp và các MSME đang tìm kiếm kinh nghiệm thị trường quốc tế. Trong đó bao gồm hoạt động đầu tư vào việc thúc đẩy rõ ràng các cơ hội quốc tế và nâng cao kỹ năng của các chủ doanh nghiệp để tham gia vào thị trường nước ngoài.
Để tìm hiểu thêm về các khuyến nghị được nêu trong bộ công cụ này, vui lòng xem lại báo cáo nghiên cứu của Quỹ Châu Á Thái Bình Dương của Canada có tên Thúc đẩy Tăng trưởng ở Châu Á Thái Bình Dương: Những thách thức và giải pháp theo chính sách cho các MSME trong một Thế giới sau đại dịch Covid, bao gồm một sô các khuyến nghị chính sách của Chương trình Đối tác.
(Nguồn https://apfcanada-msme.ca/ )