Cuộc khủng hoảng hiện nay đã cho thấy rõ khả năng tiếp cận và hưởng lợi từ hoạt động thành lập và điều hành doanh nghiệp không được phân phối công bằng. Như các nhóm khác như cộng đồng nông thôn và người bản địa, những người kinh doanh là nữ giới và thanh thiếu niên gặp phải những rào cản rõ rệt để thành công trong hoạt động thành lập và điều hành doanh nghiệp, khi đó tình trạng này yêu cầu phải có các giải pháp sáng suốt và có mục tiêu. Những rào cản này có thể tác động đáng kể đến năng lực của những người kinh doanh và MSME của họ trong các lĩnh vực như tiếp cận tài chính và thị trường
Câu hỏi định hướng:
Phụ nữ và thanh thiếu niên phải đối mặt với những khó khăn nào trong hoạt động thành lập và điều hành doanh nghiệp?
Các MSME, tổ chức tài chính, công ty lớn, chính phủ và xã hội dân sự có thể hợp tác như thế nào để đảm bảo các doanh nghiệp do phụ nữ và thanh thiếu niên sở hữu và lãnh đạo có thể hòa nhập trong những nỗ lực phục hồi kinh tế sau đại dịch?
Một công cụ thiết yếu để khuyến khích phụ nữ và thanh thiếu niên cùng các nhóm khác tham gia hoạt động kinh doanh là các cơ hội được cố vấn và nâng cao năng lực được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân. Phụ nữ và thanh thiếu niên khó có thể tìm kiếm các cơ hội để phát triển kỹ năng kinh doanh và một chương trình cố vấn được điều chỉnh theo cá nhân, qua đó ghép cặp những người đứng đầu trong ngành và các chủ doanh nghiệp giàu kinh nghiệm với những người được cố vấn, có thể tạo đà thúc đẩy cần thiết mà họ cần.
Các chương trình cố vấn tạo cơ hội độc đáo cho những người tham gia, không chỉ để xây dựng các kỹ năng kinh doanh và cải thiện hiệu suất của công ty họ, mà còn mở rộng mạng lưới chuyên môn của họ và khiến họ tự tin hơn với tư cách là người kinh doanh. Được tiến hành với sự phối hợp của tổ chức Cherie Blair Foundation for Women, chương trình cố vấn ảo dành cho những người kinh doanh là nữ giới của chúng tôi có thể đưa ra một mô hình hữu ích cho những chương trình này.
Những hoạt động tốt nhất đối với các chương trình cố vấn này bao gồm những mục sau:
Một quy trình ghép cặp được nghiên cứu hợp lý và có chủ đích để ghép cặp những người được cố vấn có triển vọng và các cố vấn sẵn sàng phục vụ.
Xác định các mục tiêu và nhu cầu của người được cố vấn, để định hình trải nghiệm cố vấn theo các kết quả mà người được cố vấn và người cố vấn cùng quyết định.
Nếu có thể, hãy hợp nhất một mô hình ảo, cho phép người được cố vấn và người cố vấn có thể tiến hành các buổi gặp mặt và đào tạo theo lịch của họ một cách linh hoạt. Nếu hợp nhất một mô hình ảo, phải bao gồm cân nhắc đến truy cập internet và tiếp cận các thiết bị.
Các chương trình cố vấn cũng có thể hưởng lợi từ quan hệ hợp tác với các NGO, doanh nghiệp, tổ chức học thuật, cơ quan chính phủ và các bên liên quan khác đã có các chương trình cố vấn hoặc cao năng lực trong nền kinh tế.
Ngoài các chương trình cố vấn, các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp cũng phải đảm bảo những người kinh doanh là nữ giới và thanh thiếu niên có khả năng tiếp cận các cơ hội xây dựng năng lực phong phú hơn. Tốt nhất là trong đó nên bao gồm các cơ hội nâng cấp kỹ năng, xây dựng mạng lưới quan hệ với những người cùng cấp và mạng lưới tài nguyên, đồng thời xây dựng mạng lưới quan hệ với những người cùng cấp và các lãnh đạo kinh doanh có uy tín.
Nhiều tổ chức chính phủ và tổ chức xã hội dân sự khác nhau có thể tham gia thúc đẩy các cơ hội, mạng lưới và trung tâm kiến thức dành cho những người kinh doanh là nữ giới và thanh thiếu niên, đồng thời ủng hộ trao quyền kinh tế cho phụ nữ và chấm dứt bất bình đẳng giới trong hoạt động kinh doanh trong các nền tảng chính sách quốc gia, khu vực và quốc tế.
Từ góc độ chính sách ở cấp cao, điều cực kỳ quan trọng là các nhà lập chính sách chú trọng các nguyên tắc hòa nhập và lồng ghép giới trong trọng tâm của các chương trình đổi mới quốc gia và các chính sách, luật phù hợp liên quan đến xây dựng năng lực của MSME. Trong quá trình đó, những nỗ lực để tính đến và thúc đẩy hoạt động thành lập và điều hành doanh nghiệp của phụ nữ và thanh thiếu niên có thể trở thành những mối quan tâm chính ngay từ khi bắt đầu xây dựng các chính sách và chương trình cho MSME.
Mặt khác, một điều cũng rất quan trọng là nghiên cứu kỹ theo góc độ giới trên phạm vi quốc tế trong các chính sách phục hồi sau đại dịch, để đảm bảo các nhu cầu của những người kinh doanh là nữ giới được đưa vào các gói phục hồi sau đại dịch COVID-19. Các chính sách phục hồi này cũng phải bao gồm lời kêu gọi cụ thể về khả năng tiếp cận tài chính và bảo vệ xã hội, cũng như chính sách và các gói kinh tế để hỗ trợ người kinh doanh là nữ giới và thanh thiếu niên.
Các nhà lập chính sách ở cấp cao phải hợp tác với các sáng kiến và nỗ lực hiện có ở cấp cơ sở để khuyến khích phụ nữ và thanh thiếu niên tham gia hoạt động kinh doanh. Điều này có vẻ giống như hợp tác với các đối tác địa phương, tài trợ cho các sáng kiến của đối tác và phân phối các cơ hội nâng cao năng lực do các đối tác này cung cấp. Thêm vào đó, quyền của phụ nữ và người kinh doanh là nữ giới để tiếp cận các nền tảng lập chính sách và nền tảng của các cơ quan ra quyết định là điều cực kỳ quan trọng và các diễn đàn chính sách ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế nên làm việc thường xuyên và trực tiếp với những người kinh doanh là nữ giới và các hiệp hội của họ.
Ví dụ: nghiên cứu trước đây đã đề xuất củng cố các liên kết xuyên Thái Bình Dương giữa các doanh nghiệp và những người kinh doanh của Canada và Châu Á - Thái Bình Dương. Việc thực hiện mục tiêu lớn này sẽ yêu cầu sự tương tác và hợp tác của nhiều cơ quan khác nhau:
Ở cấp độ chính sách, các nhà lập chính sách phải tạo điều kiện để xây dựng nhiều mối quan hệ có hiệu lực giữa các nhân tố thúc đẩy và các vườn ươm tại Canada và ở các nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương khác, ví dụ như thông qua tạo các điều kiện ưu đãi xuất khẩu và triển khai thị thực doanh nghiệp.
Các nhà lập chính sách cũng có vai trò quyết định trong việc ủng hộ trao quyền kinh tế cho phụ nữ và chủ động giải quyết các rào cản mà người kinh doanh là nữ giới và thanh thiếu niên phải đối mặt – ví dụ như khả năng tiếp cận tài chính và thị trường còn hạn chế, các ấn tượng rập khuôn tiêu cực về người kinh doanh là nữ giới và thanh thiếu niên, các luật mang tính phân biệt đối xử – thông qua lập chính sách ở cả cấp quốc gia và khu vực, cũng như thông qua các tổ chức quốc tế.
Ở cấp độ giáo dục, các trường đại học và cao đẳng có thể triển khai chương trình thực tập và trao đổi toàn cầu cho thanh thiếu niên tập trung vào kinh doanh để họ có được kinh nghiệm ở nước ngoài.
Chính cộng đồng kinh doanh cũng có thể cung cấp các cơ hội thực tập, ngoài hoạt động cố vấn và nâng cao năng lực.
Trong khi triển khai các hoạt động xây dựng năng lực cho MSME, điều quan trọng là các nỗ lực tập trung vào giới và thanh thiếu niên phải bắt đầu từ việc hỗ trợ và xây dựng dựa trên nỗ lực hiện có ở cấp cơ sở của một loạt các bên liên quan đa dạng, bao gồm khu vực tư nhân, các tổ chức tài chính, chính phủ, đối tác quốc tế như Liên Hợp Quốc (UN), Ngân Hàng Thế Giới và xã hội dân sự. Điều này đảm bảo công việc thúc đẩy hòa nhập cho người kinh doanh là nữ giới và thanh thiếu niên không bị trùng lặp mà được củng cố một cách có phối hợp và chiến lược.
Ví dụ: ở Peru, các khảo sát toàn quốc của chúng tôi đã được xem xét cùng các tổ chức chính phủ có liên quan, như Bộ Nữ Giới và Nhóm Đối Tượng Dễ Bị Tổn Thương, để đảm bảo việc thu thập dữ liệu phân tán nắm được những vấn đề liên quan đặc biệt đến những người kinh doanh là nữ giới ở Peru.
Tại Indonesia, các nhà nghiên cứu của chúng tôi đã tham vấn các cơ quan chính phủ có liên quan, bao gồm cả các thành viên thuộc Bộ Trao Quyền cho Nữ Giới và Bảo Vệ Trẻ Em, để đảm bảo công tác khảo sát và nghiên cứu toàn quốc trong lĩnh vực “vốn nhân lực” có liên quan thu hút sự chú ý đến các nỗ lực nhằm loại bỏ bạo hành và các vấn đề quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Các lợi ích khi hợp tác với các sáng kiến hiện có của chính phủ, trường đại học và NGO cùng các cơ quan liên quan tiềm năng khác, có thể bao gồm:
Đảm bảo hiểu được tình hình của các vấn đề về giới và thanh thiếu niên của quốc gia trước khi lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động, để củng cố các sáng kiến hiện có và không thực hiện trùng lặp công việc hiện tại. Đảm bảo công việc này dựa trên cơ sở nhân quyền được quốc tế công nhận, trong đó có các quyền của phụ nữ.
Tham vấn trước khi dựng chương trình có thể tập trung vào các buổi thảo luận theo hướng dẫn và vì lợi ích của những người kinh doanh là nữ giới và thanh thiếu niên, về các tài nguyên và mạng lưới hỗ trợ hiện có dành cho các nhóm này và các hoạt động dự án có thể mở rộng và bổ sung cho các tài nguyên và mạng lưới này như thế nào.
Đảm bảo rằng những người kinh doanh là nữ giới và thanh thiếu niên có thể vượt qua và phát triển trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19 thông qua xây dựng các gói hỗ trợ tài khóa được thiết kế để hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ và thanh thiếu niên sở hữu.
Giải quyết những rào cản về pháp luật và chính sách mà làm suy yếu việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ và thúc đẩy bất bình đẳng giới trong hoạt động kinh doanh. Hỗ trợ rà soát và hủy bỏ khẩn cấp chính sách và luật mà phân biệt đối xử với người kinh doanh là nữ giới hoặc làm suy yếu thành công trong kinh doanh của họ.
Đảm bảo người kinh doanh là nữ giới có khả năng tiếp cận tài chính thông qua giúp họ tiếp cận nhiều hơn các cơ hội ký hợp đồng với chính phủ và xây dựng các chính sách mua sắm công bao trùm về giới, trong đó dành một tỷ lệ đấu thầu cho các doanh nghiệp do phụ nữ sở hữu. Thêm vào đó, tập trung vào thiết kế các sản phẩm đầu tư và tài chính phù hợp và dễ tiếp cận hơn cho người kinh doanh là nữ giới và thanh thiếu niên, đồng thời cân nhắc đến phụ nữ trong giai đoạn thiết kế của tất cả các sản phẩm đầu tư.
Thực hiện hành động khẩn cấp để loại bỏ những ấn tượng rập khuôn về giới thông qua hỗ trợ, tham gia và tài trợ cho các chiến dịch với mục đích phản đối ấn tượng rập khuôn về giới và các chuẩn mực xã hội tiêu cực.
Công nhận và giải quyết công việc chăm sóc gia đình không được trả công – thu thập dữ liệu và bằng chứng về công việc chăm sóc gia đình và việc nhà không được trả công, đồng thời sử dụng dữ liệu đó để thiết kế các chính sách có liên quan, phù hợp về giới, có tham vấn với các tổ chức về quyền của phụ nữ trong nước.
Các cơ hội phát triển chuyên môn: Cung cấp các cơ hội nâng cao năng lực kỹ thuật số có mục tiêu cho phụ nữ và thanh thiếu niên, đồng thời tài trợ cho các cơ chế được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp của họ. Các biện pháp can thiệp hiện có hướng tới chính sách cần tập trung hơn vào phát triển kỹ năng và xây dựng năng lực cho các MSME do nữ giới và thanh thiếu niên lãnh đạo, đặc biệt là số hóa mô hình của MSME.
Thúc đẩy các mạng lưới cho người kinh doanh là nữ giới và thanh thiếu niên: Đầu tư vào các mạng lưới hỗ trợ doanh nghiệp cho nữ giới và thanh thiếu niên, chủ yếu là để phụ nữ tham gia hiệu quả hơn trong lực lượng lao động, ở các vị trị lãnh đạo và ở tất cả các cấp ra quyết định. Những mạng lưới này có tiềm năng giúp đỡ phụ nữ và thanh thiếu niên sử dụng công nghệ hiệu quả hơn, ứng phó với các mối quan ngại về an ninh, có được kiến thức và kỹ năng tài chính, đồng thời tận dụng được các cơ hội để tương tác và chia sẻ các thông lệ tốt nhất, với điều kiện là có hoạt động cố vấn và tài nguyên được đầu tư vào những mạng lưới này.
Gender-based Analysis Plus (Phân Tích Trên Cơ Sở Giới và Hơn Nữa, GBA+), Chính Phủ Canada: Một sáng kiến của chính phủ Canada để đánh giá nữ giới, nam giới và những người thuộc giới khác có thể trải nghiệm các chinh sách, chương trình và sáng kiến khác nhau như thế nào.
Chương Trình Hợp Tác Chính Sách của APEC về Phụ Nữ và Kinh Tế (PPWE): Sáng kiến của APEC nhằm mục đích thúc đẩy đưa phụ nữ tham gia kinh tế trong khu vực APEC và điều phối các hoạt động về giới giữa các nhóm công tác khác của APEC.
Lộ Trình La Serena của APEC cho Phụ Nữ và Tăng Trưởng Bao Trùm (2019-2030): Lộ Trình APEC nhằm mục đích chỉ đạo và xúc tiến các hành động chính sách trong khu vực APEC mà sẽ thúc đẩy phát triển bao trùm hơn và thúc đẩy phụ nữ tham gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững số 5 về Bình Đẳng Giới: “Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái”
Chương về Thương Mại và Giới giữa Canada-Chile: Một ví dụ về phân tích trên cơ sở giới được lồng ghép trong hiệp định thương mại song phương giữa các nền kinh tế APEC.